[Cẩm nang] Khi nào cho bé ăn dặm (2022)

Bạn đang phân vân không biết khi nào cho bé ăn dặm?

Ăn dặm là một trong những bước ngoặt lớn xuất hiện trong cuộc đời của các bé. Trong giai đoạn này bố mẹ phải quan tâm, theo dõi những dấu hiệu bé muốn ăn dặm để mang đến cho trẻ sự phát triển tốt nhất.

Bậc cha mẹ sẽ luôn thắc mắc rằng khi nào cho bé ăn dặm?

Bé nhà mình cũng không ngoại lệ. Vì các con yêu chỉ có nhu cầu ăn chơi và ngủ các mẹ nhỉ.

Hãy cùng mình chia sẻ kinh nghiệm khi bé đến giai đoạn ăn dặm các mẹ nhé.

Khi nào cho bé ăn dặm
Khi nào cho bé ăn dặm

1. Khi nào cho bé ăn dặm

Trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhưng . Không chỉ đầy đủ chất dinh dưỡng mà sữa mẹ còn mang lại sức đề kháng khả năng miễn dịch cho trẻ luôn khỏe mạnh.

Khi trẻ từ 5-6 tháng trọng lượng trẻ sẽ tăng lên gấp đôi so với lúc sinh, Nhưng lúc này sữa mẹ vẫn giữ nguyên và có thể thành phần dưỡng chất trong sữa mẹ sẽ giảm.

Bởi vậy, giai đoạn 6 tháng tuổi là giai đoạn phù hợp để bổ sung thêm dưỡng chất cho bé từ những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, đó chính là giai đoạn ăn dặm.

2. Các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

2.1 Bé có thể giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi cân bằng

Ở giai đoạn 6 tháng phần lớn các bé đã tự ngồi căn bằng mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Khi đó con ngồi thẳng sẽ học được cách nhai và nuốt đúng cách.

Tránh tình trạng vừa nằm vừa ăn con sẽ dễ bị sặc hóc dẫn đến hậu quả rất nguy hiểm.

Trên thị trường hiện nay đã có 1 số loại ghế kèm bàn ngồi ăn cho bé, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vệ sinh tốt và quan trọng nhất là giúp bé có được kiểu ngồi tốt nhất, bé cũng không thay đổi tư thế nhiều gây ảnh hưởng đến dạ dày.

2.2 Bé tỏ ra thích thú với thức ăn khi thấy thức ăn

Trong lúc mọi người đang ăn bố mẹ hãy để ý ánh mắt bé nhìn chăm chú vào món ăn và miệng người đang ăn. 

Bên cạnh đó khi quan sát mọi người ăn, bé thường hay tóp tép và hướng mắt nhìn theo chính là biểu hiện rõ ràng nhất cho việc bé muốn ăn dặm.

Là lúc bé đã sẵn sàng cho việc bé muốn ăn dặm rồi bố mẹ nhé

2.3 Bé biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.

Nếu bố mẹ thấy bé bắt đầu có thói quen đưa môi dưới về phía trước để tiếp nhận thức ăn từ thìa thì có thể ngầm hiểu con đã sẵn sàng để tập ăn.

2.4 Tay bé luôn với lấy đồ để ăn

Dấu hiệu này rất dễ nhận biết các mẹ nhé. Khi bé gặm đồ chơi, hay bất cứ đồ vật gì có trong tay. Bé có vẻ như đang “nhai” chúng. Hoặc, trẻ cũng có phản xạ nhai tóp tép, khi nhìn ai đó ăn.

2.5 Tự bốc đồ ăn

Bé với tay chộp lấy đồ ăn và đưa vào miệng chính xác, gọn gàng.

3. Tại sao không nên cho bé ăn dặm sớm?

3.1 Hệ tiêu hóa bé chưa hoàn thiện

Vì hệ tiêu hóa con còn non nớt chưa phát triển hoàn thiện, khả năng hấp thụ và tiêu thụ thức ăn còn kém. Vì khả năng hấp thụ tại thời điểm trước 6 tháng chủ yếu là sữa mẹ.

Nên thời điểm trước 6 tháng mẹ đừng bắt hệ tiêu hóa con làm việc quá sớm nhé.

3.2 Giảm nguy cơ bị dị ứng thực phẩm

Giai đoạn trước 6 tháng ruột của con được coi là “ruột mở”, ruột chưa được hoàn thiện, nếu mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, các kháng thể từ sữa mẹ sẽ bao bọc đường tiêu hóa của trẻ, ngăn chặn các tế bào protein lớn và mầm bệnh xâm nhập vào máu, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và dị ứng.

Đến khoảng 6 tháng, khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, trẻ bắt đầu tự sản xuất ra các kháng thể rồi, ruột cũng bắt đầu “đóng lại”, như thế sẽ có thể giảm thiểu dị ứng hiệu quả.

Nhưng các mẹ đừng nghĩ vì ruột con đóng lại rồi nên bé sẽ ăn được tất cả thức ăn nhé. mỗi loại thức ăn đều cho bé thử 1 lượng rất lớn để theo dõi xem bé có bị dị ứng với loại thức ăn đó không nhé.

3.3 Hạn chế tình trạng trẻ bị hóc

Khoảng trước 6 tháng tuổi, con đã ngồi được và lưỡi của trẻ sẽ có phản xạ đẩy ra khi có vật nào chạm vào miệng để tránh nguy cơ bị hóc.

4. Một số lưu ý khi bắt đầu ăn dặm

Thời điểm bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, mọi thứ đều rất mới mẻ. Do vậy, nhà mình không nên vội vàng mà phải kiên nhẫn đồng hành cùng con. Dưới đây là một số lưu ý từ các trải nghiệm thực tiễn của mình các mẹ cùng tham khảo nhé.

  • Thời điểm vàng cho bé ăn dặm là sau 6 tháng tuổi.
  • Ngưng tập ăn dặm khi cơ thể của bé đang yếu, cụ thể như: Đang bị cảm, vừa mới tiêm chủng, trong quá trình mọc răng…
  • Mỗi lần tập ăn chỉ nên cho con làm quen với một món mới. Và món mới này cần phải liên tục được bé sử dụng trong vòng ít nhất 5 ngày.
  • Cho bé dùng lại sau khoảng 2 tuần kể từ lần bé từ chối món mới.
  • Tiếp tục cho con bú song song với quá trình ăn dặm.

5. Các phương pháp ăn dặm theo tháng tuổi

Với bé nhà mình mình áp dụng cho cả 3 phương pháp ăn cũng may bé hợp tác nên mẹ nhàn tênh.

5.1 Ăn dặm kiểu nhật

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Ăn dặm kiểu Nhật được chia làm 4 giai đoạn theo độ tuổi của bé. Từ 5-6 tháng; 7-8 tháng; 9-11 tháng; 12-18 tháng.

  • Giai đoạn  5-6 : Nuốt chửng cháo 1:10
  • Giai đoạn 7-8: Nhai trệu Trạo cháo tỉ lệ 1:7
  • Giai đoạn 9-11 Nhai tóp tép cháo tỷ lệ 1:5 sau đó chuyển dần sang cơm nát .
  • Giai đoạn 12-18 Nhai thành thạo cơm nát

Ở giai đoạn nào nên ăn  cháo thô tỷ lệ của giai đoạn đó hoặc hơn chứ ăn loãng hơn dễ thiếu chất . 

5.2 Ăn dặm bé chỉ huy (BLW)

Ăn dặm BLW bắt đầu với các món như rau củ như cà rốt, dưa leo, bông cải, bắp cả và tăng dần độ đặc theo từng giai đoạn.

Đặc biệt mẹ không cần đút cho bé ăn, có thể ngồi trên ghế ăn dặm ăn cùng gia đình. 

Nhưng lưu ý mẹ phải quan sát khi bé ăn tránh để bé ngồi ăn 1 mình vì ăn thô bé sẽ dễ bị hóc.

5.3 Ăn dặm truyền thống

  • Nấu bột, cháo lẫn với thịt, rau thành một bữa ăn đủ dinh dưỡng cho bé
  • Tiến độ ăn thô đi dần dần từ bột đến cháo vỡ, cháo nguyên hạt, đến cơm nát và cơm người lớn, kéo dài từ 6 tháng đến khi bé được khoảng 2 tuổi.
  • Bé thường được cho ăn trước hoặc sau bữa ăn của cả nhà nên bữa ăn thường kéo dài.

6. Lịch sinh hoạt

Các mẹ tham khảo lịch sinh hoạt của công chúa nhà mình nhé.

1. Các cữ sữa cách nhau  thấp nhất là 3-4 tiếng

2. Ăn dặm ít , ăn xong + uống sữa luôn và ngay .

3. Không ép con ăn và uống .

Lịch sinh hoạt trẻ 6 tháng (cho bé ăn dặm 2 bữa / 1 ngày)

6:00
7:00Thức dậy
9:00Ngủ
10:00Ăn dặm + Bú (cho ăn dặm xong rồi cho bú tiếp)
14:00
15:00Ngủ
18:00
20:00Ngủ
22:00Bú trước khi ngủ sâu giấc

Lịch sinh hoạt 9 tháng (cho bé ăn dặm 2 bữa / 1 ngày)

6:00   Bú

7:00   Dậy

9:00   Ngủ

10:00  Ăn dặm + Bú

14:00  Ăn dặm + Bú

15:00  Ngủ

18:00  Bú

21:00  Đi ngủ

22: 00  Bú trước khi ngủ sâu giấc

Giờ bé 1 tuổi sinh hoạt gần giống người lớn rồi các mẹ nhé.

7. Khi nào cho bé ăn dặm thêm dầu ăn, gia vị

Ăn dặm thêm dầu ăn cho bé vào cháo hay bột cho bé không những thơm ngon mà còn bổ sung DHA để não bộ phát triển.

Khi bắt đầu ăn dặm mình đã cho bé ăn gia vị mắm , dầu ăn, muối, hạt nêm dành riêng cho trẻ em luôn , bán tại cửa hàng bỉm sữa ạ.

Đến khi bé được 1 tuổi cho bé ăn chung thức ăn với gia đình, nhưng phải để mắm muối nhạt. Vì hệ tiêu hóa bé đang non nớt thận không thể đào thải được sẽ dẫn đến sau này bé bị bệnh liên quan đến thận.

8. Lời kết

Giai đoạn ăn dặm (đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi) chỉ là giai đoạn bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Đây cũng là giai đoạn để bé tập các kỹ năng như nhai, nuốt, uống,… nên mẹ đừng quan trọng quá về số lượng đồ ăn cho trẻ ăn.

Hãy giúp bé biến ăn dặm thành niềm vui nhé. Mà quan trọng nhất, mình nghĩ các mom hãy tự giải tỏa áp lực cho chính mình, mặc kệ người ngoài nói gì. Thật sự, nhiều lúc vào xù lông lên vì người này nói người kia nói. Cùng cố gắng nào các mẹ nhé.

Hãy cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm chăm con dưới bình luận nhé.

4.3 4 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
hồng
hồng
2 năm trước

bài viết rất hữu ích cho mình

Tham gia cộng đồng
Về Nhà Rồi

Đăng ký nhận thông báo gửi về hòm thư của bạn khi có bài viết đánh giá mới và các bí quyết chăm sóc gia đình bạn.

Cảm ơn bạn vì đã đăng ký.

Ồ có gì đó chưa đúng.

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x